Theo đó, từ ngày 10-12 để truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần cài đặt phần mềm có tên Te-food trong hệ thống app store hoặc google store trên điện thoại để sử dụng.
Phần mềm này được cung cấp miễn phí và khi kích hoạt có thể truy xuất từ quầy bán lẻ đến nơi giết mổ, trang trại chăn nuôi sản xuất ra miếng thịt đang được bán trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM đề án đã nhận được sự tham gia của 15 DN, cơ sở chăn nuôi với gần 1.000 trang trại, có khả năng cung cấp 100% lượng tiêu thụ cho thị trường thành phố, trong đó có nhiều đơn vị có thương hiệu và quy mô lớn với quy trình sản xuất hiện đại và khép kín.
Bên cạnh đó, còn có 11 cơ sở giết mổ đã đăng ký tham gia đề án.
Đối với hệ thống phân phối truyền thống, hiện có 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt heo là Bình Điền và Hóc Môn đã đăng ký tham gia, chiếm hơn 80% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường thành phố.
4 chợ lẻ triển khai thí điểm đợt đầu tiên là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình. Đến nay gần 100% tiểu thương kinh doanh thịt heo tại 4 chợ trên đã đăng ký tham gia.
59 siêu thị đăng ký tham gia gồm Co.opmart có 34 siêu thị tham gia; Satramart 2 siêu thị, Big C 8 siêu thị, Aeon 2 siêu thị và 13 siêu thị của hệ thống AeonCitimart.
Ngoài các siêu thị, còn có 4 hệ thống cửa hàng tiện lợi với 96 cửa hàng Co.opfood, 88 cửa hàng Satrafood, 5 cửa hàng Sagrifood, 49 cửa hàng Vissan… tham gia phân phối thịt heo trong đề án.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công thương, khó khăn lớn nhất hiện nay là 85% lượng thịt heo của thành phố do các tỉnh, thành khác cung cấp nên phải triển khai đồng loạt ở các địa phương này thì mới đảm bảo chất lượng.
Khách hàng có thể sử dụng phần mềm iCheck hoặc Zalo quét mã Code ở bên phải ảnh trên để TẢI PHẦN MỀM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỊT HEO TẠI TPHCM trên thiết bị điện thoại, máy tính bảng chạy hệ điều hành iOS hoặc Android.
Nguồn: tuoitre.vn