Danh mục sản phẩm

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

  • Thứ hai, 05/06/2017, 16:41 GMT+7
  • 2189 lượt xem


 

  


Thông số kỹ thuật

  • Tên sản phẩm: GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti
  • Chip đồ hoạ: Nvidia GeForce GTX 1080 Ti
  • Tiến trình sản xuất: 14 nm
  • Số nhân CUDA: 3584
  • Xung nhịp: 1708 MHz boost
  • Bộ nhớ đồ hoạ: 11 GB GDDR5X 352 bit
  • Chuẩn giao tiếp: PCIe 16x 3.0
  • Cổng cấp nguồn phụ: 2 cổng 8 pin
  • Bộ nguồn đề xuất: 600 W
  • Bảo hành: 3 năm
  • Giá bán tham khảo tại Việt Nam: 20 triệu đồng

AORUS GTX 1080 Ti là 1 trong 3 dòng card GTX 1080 Ti mà GIGABYTE giới thiệu tại Việt Nam. Cao cấp hơn chúng ta có AORUS GTX 1080 Ti Extreme (21 triệu) và thấp hơn là GAMING GTX 1080 Ti (19 triệu). Mức giá 20 triệu đồng dành cho một chiếc card màn hình cao cấp nói chung không hẳn rẻ, nhưng hợp lý so với mặt bằng chung hiện nay.
 

Thiết kế hầm hố
Tản WindForce Stack ngoại cỡ

AORUS GTX 1080 Ti (mình sẽ gọi tắt là AORUS 1080 Ti) thừa hưởng từ người tiền nhiệm Xtreme GAMING trước đây tản nhiệt WindForce Stack 3X, với điểm nhấn là hệ thống 3 cánh quạt 10 mm chồng lên nhau cùng khối lá tản nhiệt ngoại cỡ. Đó là lý do mà có thể không sở hữu sự hoàn thiện tinh tế cao như đối thủ, GIGABYTE vẫn ghi điểm nhờ phong cách xôi thịt cực kỳ hầm hố.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Nếu xét mặt nạ, cá nhân mình rất thích sự cầu kỳ trong thiết kế của GIGABYTE. Có lẽ một phần là vì khi gắn vào thùng thì phần mặt nạ của card hướng xuống dưới khuất khỏi tầm mắt nên các nhà khác không mấy quan tâm, cơ mà AORUS lại gây ấn tượng rất mạnh với cụm đèn LED hình chữ X (thừa hưởng thiết kế của dòng Xtreme GAMING) và logo chim ưng bạc rất đẹp.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Hệ thống tản nhiệt WindForce Stack sử dụng 3 quạt đường kính 100 mm, thay vì 80 mm như các hệ thống tản nhiệt 3 quạt khác. Do đó bạn có thể thấy là quạt ở giữa được thiết kế khá đặc biệt, cho phép chồng 2 quạt bên lên. GIGABYTE cho biết thiết kế thế này giúp tăng cường lượng gió quạt tạo ra, từ đó đem lại hiệu quả tản nhiệt tốt hơn. Cái này thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần đánh giá hiệu năng bên dưới.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

AORUS 1080 Ti chiếm đến 3 slot khi cắm vào thùng, và là một trong những dòng card màn hình có kích thước lớn nhất hiện nay. Đối với các thùng máy nhỏ, có khả năng bạn sẽ phải tháo cả khay ổ cứng mới gắn vừa chiếc card khủng long này. Nhìn từ góc trên hình, chúng ta có thể thấy được là GIGABYTE họ sử dụng một tấm tán nhiệt đồng để rút nhiệt từ GPU lên 5 ống đồng, từ đó phân tán nhiệt lượng ra khối lá tản nhiệt khổng lồ. Nếu khó tính soi thì thật ra độ hoàn thiện của các lá nhôm và vị trí tiếp xúc với ống đồng chỉ dừng lại ở mức khá, nhưng nhờ độ xôi thịt nên hiệu quả vẫn chẳng thua kém ai.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Không dừng lại ở đó, AORUS cũng tận dụng luôn miếng ốp lưng (back plate) của card để hổ trợ giải nhiệt. Đây là điều mà trước đây chỉ thấy ở dòng Founder, các nhà khác chỉ dùng ốp để bảo vệ phần bo PCB phía sau và tránh cong card khi sử dụng thời gian dài. Bạn có thể thấy một miếng đồng ở giữa ốp, nó được áp trực tiếp để rút nhiệt từ GPU. Một điểm khác biệt giữa phiên bản AORUS và AORUS Extreme là chúng ta chỉ có logo chim ưng sơn lên ở dòng này, chứ không phải logo được làm bằng đèn LED.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Nhìn từ trên xuống chúng ta có logo AORUS kiêm luôn đèn LED và đèn báo hiệu FAN STOP. Ngày nay thì nhà nào cũng sử dụng công nghệ quạt cảm biến, nhiệt độ dưới 50 thì quạt sẽ không quay để tăng cường tuổi thọ cũng như giảm tiếng ồn. Cơ mà chẳng hiểu vì sao đến giờ mãi chỉ có GIGABYTE là để cái đèn FAN STOP cho dân tình biết quạt nó ngừng là một tính năng, chứ không phải lỗi.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Nói về kết nối thì GIGABYTE khá ư là hào phóng với 3 cổng HDMI 2.0, 3 DisplayPort và 1 DVI-D. Cũng cần lưu ý là nếu như bạn dùng DVI thì 1 cổng HDMI sẽ bị vô hiệu hoá. Điểm đặc trưng nữa mà AORUS thừa hưởng từ người tiền nhiệm Xtreme GAMING chính là có thêm 1 cổng HDMI được đưa ra phía trước, giúp cho các bạn chơi VR có thể gắn kính một cách dễ dàng hơn thay vì là phải vòng dây ra phía sau.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Dòng này đòi hỏi 2 đầu cấp nguồn 8 pin, với tổng lượng điện năng có thể cấp theo lý thuyết là 375 W. Kết hợp bo PCB custom với nguồn 12+2 pha và GPU hàng tuyển, hứa hẹn sẽ cho phép bạn ép xung lên rất cao. Dĩ nhiên, nhà sản xuất thì họ chỉ đảm bảo mức xung 1708 MHz mà thôi. Cơ mà khi thực tế chạy thì tuỳ theo điều kiện về nhiệt độ thì xung nhịp của card sẽ còn lên cao hơn nữa.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Là dòng siêu cao cấp, AORUS 1080 Ti được ưu ái trang bị khe cắm SLI phòng trường hợp bạn cảm thấy chỉ một card là chưa đủ đô.

Và cuối cùng là tiết mục lên đèn:

 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt


Xét về tổng thể, AORUS 1080 Ti có ngoại hình khá ư là xôi thịt và hầm hố. Dĩ nhiên thích hay không còn phụ thuộc vào gu của bạn, nhưng không thể phủ nhận là chiếc card màn hình khủng của GIGABYTE biết cách gây ấn tượng đối với game thủ.
 

Hiệu năng ấn tượng
Tiềm năng ép xung cao


Để đánh giá hiệu năng của AORUS GTX 1080 Ti, mình xây dựng cấu hình như sau: CPU Core i7-7700K, main MSI Z270 GAMING M7, 32 GB (4 x 8 GB) Corsair Vengence RGB DDR4-3466, 512 GB WD SSD Black, PSU FSP Hydro G 750 W. Tất cả phép thử đều ở thiết lập cấu hình tối đa và không bật khử răng cưa (trừ khi mặc định có sẵn như Rise of The Tomb Raider). Lưu ý là để cho đồng bộ, tốc độ khung hình trong bảng mình sử dụng hệ số 100 (chẳng hạn như 60 fps thì trong bảng sẽ là 6000).
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt




Kết quả hiệu năng của AORUS GTX 1080 Ti là rất ấn tượng, bạn có thể thấy là nó đủ sức chiến hầu hết các game nặng ở 4K mà vẫn giữ mức khung hình trên 60 fps. Nếu bạn hạ độ phân giải xuống thấp hơn thì hoàn toàn có thể chiến game ở tốc độ fps cao (Doom lên max được 200 fps luôn), nhằm tận dụng tối ưu các dòng màn hình chơi game chuyên dụng với tần số quét khủng như 120 Hz, 144 Hz,... Một điều thú vị là so với ASUS GTX 1080 Ti Strix, mặc dù xung nhịp công bố của nhà sản xuất là tương đương nhau như hiệu năng thực tế của AORUS 1080 Ti lại thấp hơn đôi chút. Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân ngay sau đây.
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Ở phía góc trái bạn sẽ thấy tình trạng của card khi chơi game, được lấy bằng ứng dụng MSI After Burner. Phần GPU chúng ta có lần lượt là hạn mức điện năng (101%), nhiệt độ (66 độ), mức tải GPU (99%), bộ đếm quạt (0%), mức độ quạt (44%), tốc độ quạt (1272 RPM), xung nhịp (1924 MHz). Môi trường test là phòng máy lạnh 24 độ. Các trò chơi lần lượt là Battlefield 1, Witcher 3: Wild Hunt, Rise of The Tomb Raider, Rainbow 6 Siege, Doom 2016.

Trong điều kiện phòng lý tưởng không bị giới hạn bởi nhiệt độ, xung nhịp của AORUS chỉ lên được 1924 MHz thay vì 1962 MHz của ASUS STRIX. Nguyên nhân ở đây là GIGABYTE đã giới hạn điện năng cấp cho card, mặc dù mức V-Core vẫn có thể cho phép đẩy xung cao hơn nữa. Liệu đây có phải điểm trừ của AORUS 1080 Ti? Câu trả lời là không, vì chúng ta nên nhớ rằng AORUS 1080 Ti giá "chỉ" 20 triệu đồng, tức là rẻ hơn 2 triệu đồng so với đối thủ nên hiệu năng của nó thấp hơn cũng không phải là chuyện lạ. Và điều quan trọng là tản và PCB của AORUS 1080 Ti dùng chung linh kiện với AORUS 1080 Ti Extreme (mình chưa thử nhưng xung công bố của dòng này đến 1746 MHz, cao nhất trong tất cả các bản custom hiện nay), nếu bạn tăng hạn mức điện năng lên cỡ 110% thì hoàn toàn có thể đạt được mức hiệu năng tương đương với những dòng đầu bảng... bên ASUS.

 

Kết luận

Tóm tắt ưu nhược điểm của GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti
 

Card màn hình GIGABYTE AORUS GTX 1080 Ti: Tản Windforce Stack, hiệu năng tốt

Ưu điểm

  • Thiết kế hầm hố
  • Tản nhiệt hiệu quả cao
  • GPU xung nhịp tối đa 1924 MHz
  • Chiến tốt hầu hết các game ngay cả ở 4K@60fps
  • Cổng HDMI phía trước dành cho các bạn chơi VR
  • Giá hợp lý so với hiệu năng và tiềm năm
  • Tiềm năng ép xung cao (ít nhất là tương đương bản Xtreme)

Nhược điểm

  • Xung nhịp không khai thác được hết mức V-Core do giới hạn về điện năng cấp
  • Kích thước lớn có thể gây khó khăn khi ráp vào các thùng máy nhỏ
  • Độ hoàn thiện chỉ ở mức khá

Như mình đã nói ngay từ đầu bài, AORUS GTX 1080 Ti có thể không phải là dòng card mạnh nhất sử dụng chip GTX 1080 Ti nhưng nó trung hoà rất tốt giữa các yếu tố: hiệu năng, linh kiện và giá thành. Có vẻ như để tạo sự khác biệt rõ ràng "hơn" với phiên bản Xtreme, GIGABYTE đã cố tình giới hạn hiệu năng của AORUS thường.

Cơ mà nhờ PCB và tản nhiệt dùng chung với dòng cao hơn, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng vượt qua giới hạn "ảo" này và tiết kiệm cho mình 1 triệu đồng. Còn so với dòng GAMING thấp hơn thì AORUS vượt trội về linh kiện và thiết kế nên thêm 1 triệu thì cá nhân mình thấy vẫn hợp lý.

Tóm lại khi đã chơi ở phân khúc siêu cao cấp như thế này thì thật ra không có lựa chọn nào là sai, chỉ là nó có phù hợp với nhu cầu và gu của bạn hay không mà thôi.

 

Nguồn: tinhte.vn

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: