Danh mục sản phẩm

6 cách bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công botnet

  • Thứ sáu, 30/11/2018, 16:51 GMT+7
  • 2009 lượt xem

Tội phạm mạng ngày càng phụ thuộc vào sức mạnh của botnet để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) và lan truyền ransomware.

Botnet là mạng được tạo lập từ các máy tính mà hacker có thể điều khiển từ xa và thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào một máy chủ web nào đó.

Khi đó, hàng trăm ngàn máy tính sẽ truy cập vào một website mục tiêu tại cùng một thời điểm khiến cho lưu lượng truy cập vào trang web đó bị quá tải.

 

 

Botnet còn được dùng để phát tán ransomware. Khi đã điều khiển được máy tính, hacker có thể dùng chúng phát tán phần mềm độc hại và lây nhiễm cho các máy tính khác. Một khi danh sách nạn nhân được kéo dài, mạng botnet ngày càng được mở rộng.

Dưới đây là 6 cách bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công botnet:

1. Cập nhật bảo mật

Mặc dù một số ngành kinh doanh có thể yêu cầu trình độ chuyên môn cho phần mềm bổ sung, nhưng nhìn chung việc cài đặt bản cập nhật tự động luôn là cách dễ nhất để đảm bảo hệ thống được bảo mật.

Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo các bản cập nhật này được cài đặt trên các hệ thống một cách kịp thời và thống nhất thì mới ngăn các thiết bị không bị đồng hóa vào botnet.

2. Chia sẻ thông tin theo thời gian thực

Chia sẻ thông tin về hoạt động mạng bất thường và đăng ký nguồn cấp dữ liệu từ chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật có thể tạo ra hiệu ứng "miễn dịch", tức là doanh nghiệp sẽ sớm được cảnh báo về các cuộc tấn công theo thời gian thực trước khi quá muộn.

3. Quản lý cấu trúc mạng và lưu lượng

Doanh nghiệp có thể kiểm soát cấu trúc mạng của mình để hạn chế lưu lượng truy cập độc hại trong các cuộc tấn công DDoS, nhanh chóng bổ sung cho các biện pháp phòng ngừa, thiết lập các quy tắc thiết bị tự động chặn và khắc phục lưu lượng truy cập mạng bất thường.

4. Tăng cường an ninh mạng

Các dịch vụ bảo vệ doanh nghiệp trước các cuộc tấn công DDos hiện nay không hiếm. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp có thể cân nhắc cac giải pháp phù hợp để tăng cường an ninh mạng.

 

 

5. Quản lý danh tính và truy cập

Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng thông tin chỉ có thể được truy cập bởi các nhân viên được phép truy cập. Có như vậy mới giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn của phần mềm độc hại và chống lại các cuộc tấn công lan truyền ransomware.

Ngoài ra, việc triển khai xác thực hai yếu tố (2FA) bao gồm các khóa bảo mật vật lý cũng có thể cải thiện đáng kể tính bảo mật của mạng.

6. Giảm thiểu các vấn đề với các công cụ lỗi thời hoặc giả mạo

Sử dụng phần mềm hoặc phần cứng không được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp là một nguy cơ bảo mật đáng dè chừng, vì các sản phẩm này sẽ không nhận các bản cập nhật bảo mật khi các lỗ hổng mới được phát hiện.

Doanh nghiệp nên đầu tư các công cụ hỗ trợ công việc mới nhất và chính hãng thì mới mong giảm thiểu các vấn đề với các công cụ lỗi thời hoặc giả mạo.

 

Theo tuoitre.vn

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: