Danh mục sản phẩm

Những sai lầm nghiêm trọng khiến laptop của bạn bị chậm

  • Thứ tư, 06/11/2019, 14:39 GMT+7
  • 1091 lượt xem

Sau một thời gian sử dụng, laptop của bạn thường sẽ gặp phải các vấn đề như máy nóng, chạy chậm, treo đơ, chạy ngắt, bàn phím chập chờn, chập phím… Bạn nghĩ rằng đó là do lỗi Win hoặc phần cứng khiến bạn rất lo lắng đem máy đi sửa và thậm chí tiêu tốn rất nhiều tiền? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng mà đôi khi bạn không để ý và vô tình chúng đã trở thành nguyên nhân khiến laptop của bạn bị chậm.

1. Không bảo dưỡng, vệ sinh máy định kỳ

Việc vệ sinh, bảo dưỡng laptop thực chất bao gồm các công việc: vệ sinh phần thân vỏ và linh kiện bên trong, thay kem tản nhiệt, tra dầu quạt, trục bản lề. Việc vệ sinh định kỳ các thiết bị này rất đơn giản, nhanh chóng nhưng các bạn thường không vệ sinh hoặc ít khi vệ sinh máy. Điều này khiến cho máy giảm có thể lên đến 80% hiệu suất và độ bền.

Bạn nên đưa laptop bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ.

Laptop thường không sạch như bạn nghĩ, với khí hậu nóng ẩm quanh năm và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, lâu ngày khói bụi sẽ bám vào các khe máy, góc máy, quạt tản nhiệt, các cổng kết nối, hay khe rãnh nút phím, bàn phím.... Đặc biệt là khe máy chứa rất nhiều bụi bẩn gây bít tắc và cản trở sự tản nhiệt lâu ngày sẽ dẫn đến việc hỏng main và các linh kiện gây ra hiện tượng chậm, treo đơ hoặc ngắt máy, sụt nguồn.... 

2. Cấu hình máy (RAM, CPU, Ổ cứng) thấp và đặc biệt là thiếu ổ cứng SSD

Nếu bạn đang sở hữu máy có dung lượng RAM dưới 4GB hoặc ổ cứng là loại HDD chuẩn cũ thì khi sử dụng máy nhiều giờ liên tục chắc chắn sẽ gặp phải hiện tượng giật lag, treo đơ. Vì laptop trang bị cấu hình thấp như vậy đã không còn đáp ứng với hầu hết nhu cầu sử dụng như xử lý đồ họa, giải trí, gaming thậm chí là các tác vụ tin học văn phòng cơ bản. 

Ổ HDD chứa quá đầy dữ liệu hoặc sau một thời gian dài sử dụng thì tốc độ sẽ bị giảm một cách đáng kể. Việc bổ sung ổ cứng SSD giúp giảm thiểu thời gian khởi động máy, truy xuất dữ liệu cực nhanh và an toàn, giúp tăng tốc độ máy lên so với bình thường. Đây chắc chắn là một giải pháp cực kỳ hiệu quả giúp cho máy tính của bạn không gặp phải tình trạng chạy chậm, treo đơ và giật lag.

=>> Xem thêm: Nâng cấp SSD cho laptop và những điều không thể bỏ qua

3. Máy cài đặt sai hệ điều hành, driver, phần mềm rác và bị nhiễm virus

Có một nguyên tắc là việc cài đặt phần mềm cần tương thích với cấu hình phần cứng thì máy mới có thể phát huy được đủ các tính năng và hiệu suất làm việc.

Việc tải và cài đặt các driver từ các trang web không phải từ trang chủ của hãng có thể khiến máy dễ bị treo.

Ngoài ra, laptop còn rất dễ bị nhiễm virus hay mã độc khi các bạn truy cập web hoặc tự cài đặt phần mềm từ các trang không chính thống. Virus xâm nhập sẽ sớm dẫn đến tình trạng máy chạy chậm đáng kể và không đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu.

Việc virus xâm nhập vào laptop sẽ khiến máy trở nên chậm, đơ.

4. Sử dụng đa nhiệm phần mềm, ứng dụng

Việc mở nhiều ứng dụng hay nhiều "Tab" trình duyệt không cần thiết sẽ gây chiếm nhiều bộ nhớ, tiêu tốn tài nguyên dễ gây quá tải. Và thói quen mở nhiều chương trình khởi động cùng Windows khiến máy của bạn bị chậm, treo đơ là điều tất yếu…

Bạn không nên mở quá nhiều phần mềm, ứng dụng cùng một lúc.

Qua bài viết lần này, Thành Nhân hi vọng bạn có thể nắm bắt được những thông tin về các sai lầm nghiêm trọng khiến laptop của bạn bị chậm. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tránh khỏi các hiện tượng gây khó chịu từ chiếc máy tính của mình.

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: