Danh mục sản phẩm

5 lưu ý giúp bạn tránh bị hacker truy cập vào tài khoản ngân hàng

  • Thứ bảy, 10/11/2018, 16:44 GMT+7
  • 799 lượt xem

Hack tài khoản ngân hàng ngày càng trở thành vấn nạn và dưới đây là 5 lưu ý quan trọng có thể giúp bạn bảo vệ mình trong thời đại số.

1. Mật khẩu

Bạn phải luôn nhớ các quy tắc nền tảng cho việc đặt mật khẩu gồm:

• Tuyệt đối không sử dụng các mật khẩu không an toàn như "12345678".

• Phải tạo một mật khẩu duy nhất cho mỗi tài khoản, tránh dùng cùng một mật khẩu cho nhiều trang web.

• Mật khẩu phải dài từ 8 ký tự trở lên, chứa một chuỗi ngẫu nhiên các chữ cái (chữ hoa và chữ thường), số và ký hiệu, ví dụ như "Tl|_|,BwwB2R".

Muốn đặt mật khẩu bảo mật cao, bạn cứ tìm ra cách để "biến tấu" từ một câu nói ngẫu nhiên, khẩu hiệu, trích dẫn hoặc thậm chí là lời bài hát quen thuộc với mình.

Chẳng hạn như mật khẩu "Tl |_|,BwwB2R" được chọn từ lời một bài hát của Bruce Springsteen: "Tramps like us, baby we were born to run."

Cứ lấy mỗi chữ đầu tiên của mỗi từ, bạn sẽ có "tlu, bwwbtr". Sau đó, bạn thay một số biểu tượng cho các chữ cái tương tự, viết hoa một vài chữ cái là xong.

Từ đó, bạn có thể tinh chỉnh cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Đối với Facebook, bạn có thể đổi thành "FBTl|_|,BwwB2R". Đối với Amazon, bạn có thể đổi thành "AmzTl|_|,BwwB2R".

 

 

2. Xác thực hai yếu tố

Hacker có thể truy ra mật khẩu của bạn, nhưng chúng chưa chắc tìm ra mã xác thực mà ngân hàng nhắn tin cho bạn.

Xác thực hai yếu tố (2FA) là một phương pháp bảo mật mạnh mẽ vì hacker sẽ phải đánh cắp điện thoại của bạn, nhập đúng mật khẩu và sau đó nhập mã xác thực thì mới mong truy cập được vào tài khoản.

Rút kinh nghiệm từ các cuộc tấn công quy mô lớn, hầu hết các tài khoản chính của bạn, cả tài khoản ngân hàng lẫn mạng xã hội, cần được ứng dụng chế độ xác thực hai yếu tố.

3. Theo dõi tài chính

Hầu hết chúng ta đều có ít nhất một tài khoản ngân hàng cộng với các tài khoản tín dụng, PayPal và các khoản tiền gửi khác. Điều này có thể gây khó khăn để quản lý, đặc biệt là khi bạn có thêm các khoản đầu tư và tiết kiệm cá nhân.

Việc theo dõi tài chính sẽ dễ dàng hơn nếu tất cả các tài khoản này được tổng hợp ở một nơi, thông qua một ứng dụng như Mint chẳng hạn.

Mint và một số ứng dụng khác có chức năng tương tự sẽ giúp bạn đặt ngân sách, kiểm tra chi tiêu, quản lý hóa đơn, nhắc thanh toán hóa đơn khi đến hạn…

4. Quản lý tín dụng

Các chỉ số tín dụng sẽ cho bạn biết rất nhiều về hacker. Nếu bạn thấy bất kỳ điều gì đáng ngờ, như tài khoản tín dụng mà bạn không mở tự nhiên xuất hiện, chắc chắn đã có sự can thiệp nào đó.

Bạn cũng nên kiểm tra thông tin tín dụng thông qua các trang web miễn phí như Discover hoặc yêu cầu ngân hàng xuất báo cáo tín dụng theo tháng, quý hoặc năm.

 

 

5. "Đóng băng" tín dụng

Bạn có thể đã nghe các chuyên gia tài chính yêu cầu mọi người "đóng băng" tín dụng nhưng chưa biết tại sao họ lại gợi ý điều đó.

Bởi lẽ, hacker sẽ gặp khó khăn khi truy cập thông tin cá nhân nếu bạn yêu cầu ngân hàng "đóng băng" tín dụng. Thậm chí kể cả bạn cũng không thể truy cập vào tài khoản tín dụng trừ khi bạn yêu cầu họ hủy "đóng băng" thông tin đó.

Tuy "đóng băng" tín dụng sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và dẫn đến việc giảm điểm tín dụng nhưng nếu trong các trường hợp bất khả kháng, như nguy cơ bị trộm thông tin thẻ cao do bạn vừa mua sắm từ một trang web bảo mật kém, bạn phải nên thực hiện điều này.

 

Theo tuoitre.vn

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: