Màn hình OLED không chỉ mỏng và hiệu quả, mà chúng còn mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất cũng như có thể được chế tác trong suốt, uốn cong, gập lại hay thậm chí có thể cuộn lại. Màn hình OLED rất có tiềm năng và được xem là đại diện cho tương lai của công nghệ hiển thị.
Ưu điểm của màn hình OLED:
- Chất lượng hình ảnh được cải thiện - độ tương phản tốt hơn, độ sáng cao hơn, góc nhìn đầy đủ hơn, gam màu rộng hơn và tốc độ làm mới nhanh hơn nhiều.
- Tiêu thụ điện năng thấp hơn.
- Thiết kế đơn giản và siêu mỏng cho phép các nhà sản xuất thoải mái chế tác đủ kiểu hình dáng cho màn hình, rất linh hoạt.
- Độ bền tốt hơn - OLED rất bền và có thể chịu được phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn
Apple đang phát triển một vài mẫu iPad mới sử dụng màn hình OLED, với khoảng thời gian ra mắt sớm nhất là năm 2022. Trước đó, thông tin này cũng từng được đăng tải vào tháng 3 bởi "ông đồng" Ming-Chi Kuo, người chuyên đưa ra những dự đoán chính xác về các dòng sản phẩm của Apple.
iPad OLED đầu tiên sẽ có màn hình 10.86 inch, nhiều khả năng sẽ thuộc dòng iPad Air vì có cùng kích thước màn hình với iPad Air hiện tại. Bên cạnh đó, Táo Khuyết cũng được cho là sẽ tung ra iPad OLED 11 inch và 12.9 inch vào năm 2023, tất nhiên đây là hai chiếc iPad Pro.
OLED vượt trội hơn so với mini-LED ở chỗ mỗi điểm ảnh đều được chiếu sáng riêng lẻ. Trong khi đó, mini-LED có các vùng chiếu sáng lớn hơn nên có thể gặp phải hiện tượng lan sáng khi hiển thị một số nội dung nhất định. Tuy nhiên, nhược điểm của OLED là góc nhìn tương đối kém và dễ bị burn-in. Các tấm nền mini-LED nói chung có thể đạt được độ sáng tối đa cao hơn so với OLED.
Được biết, Apple sẽ sử dụng OLED cứng trên iPad Air, trong khi các mẫu iPad Pro trong tương lai có thể được trang bị màn hình OLED linh hoạt. Trên lý thuyết, OLED linh hoạt sẽ cho phép nhà sản xuất tạo ra màn hình với viền mỏng hơn vì các thành phần hiển thị có thể được uốn cong. Trước đây, Apple đã từng sử dụng kỹ thuật này trên iPhone từ năm 2017, với sản phẩm đầu tiên là iPhone X.
Nguồn: tổng hợp