Danh mục sản phẩm

Có nên tắt máy tính thường xuyên không?

  • Thứ sáu, 17/02/2023, 09:22 GMT+7
  • 306 lượt xem

Máy tính để bàn hay laptop vốn là một thiết bị rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó hỗ trợ từ học tập, làm việc cho đến những nhu cầu giải trí, vui chơi,... Nhưng liệu bạn đã sử dụng những thiết bị này đúng cách chưa? Đặc biệt là vấn đề tắt/mở máy tính. Chúng ta nên tắt máy tính ngay sau mỗi lần sử dụng hay chỉ nên tắt sau một ngày sử dụng? Nếu bạn vẫn đang băn khoăn hãy cùng Thành Nhân tìm hiểu về vấn đề đó ngay phần chia sẻ dưới đây

Theo khuyến cáo của chuyên gia Steven Leslie: “Nếu sử dụng máy tính nhiều lần mỗi ngày, tốt nhất bạn không nên tắt máy. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, một hoặc hai tiếng (chỉ một lần trong ngày) hoặc thậm chí ít hơn thì bạn nên tắt máy tính”. Điều đó có nghĩa là việc nên tắt máy thường xuyên hay không còn tùy thuộc vào mức độ sử dụng máy tính của bạn.

Máy tính mỗi khi bật lên sẽ cần rất nhiều nguồn tài nguyên để khởi động mọi thứ. Và khi quy trình này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, các thành phần bên trong máy tính sẽ dễ bị xuống cấp. Ngược lại, nếu bạn sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài và không tắt, một số thành phần bên trong hệ thống sẽ bị giảm tuổi thọ, ví dụ như ổ đĩa cứng truyền thống (ổ cứng HDD). Ngoài ra, máy hoạt động liên tục sẽ khiến nhiệt độ tăng cao, khiến máy nhanh xuống cấp hoặc bị “đột tử” bất ngờ.

Bên cạnh đó, một số thiết bị còn có vòng đời giới hạn và khi nó chạm đến giới hạn sử dụng, bạn cần phải thay mới. Chẳng hạn như bảng điều khiển LCD chỉ có thể sử dụng liên tục trong khoảng 15.000 giờ hoặc 2 năm, hay theo ông Ajay Gupta, giám đốc quản lý sản phẩm laptop và máy tính thương mại của HP thì pin laptop và ổ cứng cũng có vòng đời giới hạn. Việc tắt hoặc chuyển máy tính sang chế độ sleep khi không còn sử dụng sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của những thành phần này.

Với những lý do trên, Bạn hãy bật máy tính khi:

- Đang sử dụng PC làm máy chủ hoặc muốn truy cập dữ liệu trên thiết bị từ xa.

- Đang thực hiện việc cập nhật, quét virus hoặc các tải dữ liệu ở chế độ nền,… cho máy tính

- Không muốn máy khởi động lại gây tốn thời gian

Và Bạn hãy tắt máy tính khi:

- Sợ lãng phí tiền bạc do tiêu hao quá nhiều điện trong việc duy trì trạng thái hoạt động của máy.

- Không muốn bị quấy rầy bởi thông báo hoặc tiếng ồn của quạt tản nhiệt.

- Muốn khởi động lại máy tính để hoạt động tốt hơn, mượt mà hơn.

Tuy nhiên nếu không muốn khởi động lại máy nhưng vẫn tiết kiệm điện, bạn có thể đưa thiết bị về chế độ Sleep, chế độ này sử dụng ít năng lượng hơn và không tắt máy hoàn toàn. Còn đối với chế độ Hibernate (ngủ đông Hibernate), máy sẽ ngừng sử dụng nguồn và vẫn cần nhiều tài nguyên để khởi động lại hệ thống tương tự như khi bạn bật máy tính.

Nói tóm lại, việc bật tắt của máy tính sẽ tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng của mỗi người. Bạn nên điều chỉnh việc bật tắt máy phù hợp hơn để kéo dài tuổi thọ của máy tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị thêm cho máy một nguồn dự phòng (UPS) để tránh máy bị mất điện đột ngột, gây hư hỏng phần cứng bên trong. Bên cạnh đó, hãy lưu trữ những dữ liệu quan trọng, cần thiết trên những ứng dụng lưu trữ chuyên dụng như Google Drive, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khôi phục lại tài liệu đã mất khi máy bị tắt đột ngột. Bạn cũng nên giữ máy tính sạch sẽ để giúp máy không khí lưu thông tốt hơn và không bị quá nóng do nhiệt độ, dẫn đến giảm tuổi thọ.
Bạn thấy đấy, để chiếc máy tính được bền bỉ và hoạt động mạnh mẽ hơn, chúng ta cần phải biết giữ gìn và sử dụng đúng cách. Mỗi dòng máy tính khác nhau sẽ có cách sử dụng và bảo quản khác nhau, để biết nên bảo quản máy như thế nào cho đúng cách, bạn có thể tham khảo thông tin từ nhân viên tư vấn khi mua hàng hoặc hỏi xin lời khuyên từ các chuyên gia.

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: