Danh mục sản phẩm

NFC là gì? NFC dùng để làm gì? Cách để bật NFC trên điện thoại đơn giản nhất

  • Thứ ba, 13/08/2024, 16:05 GMT+7
  • 130 lượt xem

NFC là gì? Nhiều người còn thấy khá xa lạ với nhiều người. NFC là một trong những công nghệ hỗ trợ thanh toán, truyền dữ liệu qua các thiết bị chỉ với một cái chạm thậm chí trong khoảng cách ngắn, bạn vẫn có thể truyền tải dữ liệu. Cùng Thành Nhân TNC khám phá ngay NFC là gì và cách bật NFC trên điện thoại nhé! 

>>> Xem thêm:

1. NFC là gì? Lịch sử hình thành công nghệ NFC

NFC là gì?

NFC viết tắt của Near Field Communication, là một công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn, cho phép các thiết bị trao đổi dữ liệu khi ở khoảng cách gần nhau (thường dưới 4 cm).

NFC hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng từ trường, tương tự như công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) nhưng với phạm vi hoạt động ngắn hơn và có tốc độ truyền tải dữ liệu vượt tốt, nhanh hơn. Đặc biệt, khi 2 thiết bị chạm vào nhau, gần như ngay lập tức có kết nối được hình thành mà không cần phải khai báo bất cứ điều gì.

NFC là gì

Lịch sử hình thành công nghệ NFC

Tiền thân của NFC là công nghệ RFID, được phát minh bởi Charles Walton vào năm 1983. Đến năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành lập Diễn đàn NFC (NFC Forum) nhằm thúc đẩy phát triển và tiêu chuẩn hóa công nghệ này. NFC Forum đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển NFC, với 140 thành viên bao gồm các thương hiệu lớn như LG, Nokia, HTC, Samsung, Google, Microsoft, Visa, Mastercard,...

Năm 2006, NFC Forum giới thiệu cấu hình thẻ nhận dạng NFC, và Nokia ra mắt điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên – Nokia 6131. Đến năm 2010, Google Nexus S trở thành smartphone Android đầu tiên hỗ trợ NFC. Năm 2011, tại sự kiện Google I/O, NFC tiếp tục chứng minh tiềm năng của mình qua khả năng chia sẻ dữ liệu và ứng dụng.

Lịch sử hình thành NFC

NFC hiện được tích hợp vào nhiều thiết bị chạy trên các nền tảng như Android, Windows Phone và BlackBerry, mặc dù iPhone vẫn chưa tích hợp NFC. Tại Nhật Bản, NFC được áp dụng sớm nhất với công nghệ FeliCa, hỗ trợ thanh toán di động từ năm 2004. Nhật Bản hiện có khoảng 100 triệu người sử dụng dịch vụ này, trong khi các quốc gia khác chỉ mới bắt đầu thử nghiệm.

2. NFC dùng để làm gì? 

Công nghệ NFC được nhiều nhà sản xuất nổi tiếng tính toán và phát minh nhằm đem lại rất nhiều sự hiện đại, tiện nghi cho người dùng.

Chia sẻ dữ liệu nhanh chóng

NFC không chỉ sở hữu công nghệ kết nối mà còn là cầu nối đem đến những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống chẳng hạn như chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, mang đến những tính năng hiện đại, độc đáo.

Một số công ty trên thế giới đã sử dụng hình thức chấm công bằng điện thoại tích hợp công nghệ NFC. Chỉ với một cái chạm nhẹ trên điện thoại là đã xác định chấm công nhanh chóng.

NFC chia sẻ dữ liệu nhanh chóng

Hỗ trợ kết nối điện thoại với nhiều thiết bị khác

NFC còn hỗ trợ người dùng kết nối với các thiết bị khác như: laptop, tivi, điện thoại, loa, dàn âm thanh,... Trước đây để chia sẻ hình ảnh từ điện thoại này sang điện thoại khác, bạn cần bật chế độ Bluetooth để dò tìm và kết nối 2 chiếc điện thoại với nhau.

Khi có thiết bị tích hợp NFC bạn chỉ cần chạm thiết bị vào nhau, kết nối sẽ hình ảnh giúp chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, dữ liệu,.. một cách nhanh chóng. Đặc biệt, bạn có thể chạm điện thoại NFC vào loa NFC thì ngay lập tức loa có thể phát nhạc từ điện thoại. Điều này sẽ không tốn thời gian để dò tìm kết nối.

NFC hỗ trợ kết nối các thiết bị khác nhau

Thao tác các tác vụ tự động, nhanh chóng

Đây là một trong những tính năng hiện đại mà nhà phát triển thực hiện. Họ đã tích hợp tính năng NFC ngay trên điện thoại và trên cửa. Chỉ cần một cú chạm là cửa có thể tự động mở ra hoặc đóng lại.

Thanh toán di động tiện lợi

Việt Nam ngày càng phát triển với hình thức thanh toán di động, ở các nước phát triển thì đây là một trong những hình thức phổ biến. Ngay trên điện thoại khi bạn đăng nhập, kích hoạt tài khoản, sẽ trở thành ví điện tử thông minh.

Chỉ với một cú chạm là bạn có thể thanh toán mua vé, đi xe bus,... mọi giao dịch của bạn đều trở nên nhanh chóng. NFC tương tự như Apple Pay, Google Pay và Samsung Pay. Đây là những tính năng di động được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.

NFC hỗ trợ thanh toán tự động

Một số tính năng, tiện ích khác

Người dùng có thể tích hợp công nghệ NFC vào Album âm nhạc, đo sức khỏe thông qua các dụng cụ y tế, xác minh người dùng khi đăng nhập vào máy tính, ứng dụng thông qua việc quét vân tay và mã PIN.

Thậm chí, NFC còn hỗ trợ người dùng trong những chiến dịch quảng cáo. Người dùng chỉ cần chạm điện thoại thông minh của mình để lấy thông tin sản phẩm, dịch vụ vô cùng hiện đại. 

NFC tích hợp tính năng chấm công hiện đại

3. Hướng dẫn cách bật NFC trên điện thoại siêu đơn giản

Cách bật NFC nhanh chóng

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra điện thoại thông minh của mình bằng cách Vào mục Cài đặt (Settings) > Chọn Thêm (More).

Bước 2: Nếu bạn thấy dòng NFC ngay trên điện thoại của bạn thì có nghĩa nó đã có “kết nối một chạm”. Ngược lại, điện thoại của bạn không có tính năng này.

Cách bật NFC nhanh chóng

Để có thể kích hoạt sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần mở chế độ NFC ngay trên điện thoại. Sau tất cả bạn cần chạm nhẹ vào thiết bị cần kết nối là được.

Hướng dẫn cách sử dụng NFC 

Khi điện thoại của bạn đã bật tính năng NFC thì bạn chỉ cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy chọn file cần chia sẻ > Nhấp chọn vào mục chia sẻ.

Nhấp chọn vào mục chia sẻ

Bước 2: Chọn chức năng truyền nhanh qua NFC.

Chọn chức năng truyền nhanh qua NFC

Bước 3: Sau đó, bạn hãy chạm lưng 2 chiếc điện thoại vào với nhau, NFC được kích hoạt.

Chạm lưng 2 chiếc điện thoại vào với nhau

Bước 4: Thực hiện chạm vào màn hình để bắt đầu.

Thực hiện chạm vào màn hình để bắt đầu

Bước 5: Ngay phía trên điện thoại hãy nhấn vào đồng ý để xác nhận file truyền từ điện thoại qua.

Nhấn vào đồng ý để xác nhận file truyền từ điện thoại qua

Bước 6: Ngay khi nhận xong, bạn hãy bấm vào Open để xem kết quả máy bên nhận.

Bấm vào Open để xem kết quả máy bên nhận

Cách tắt NFC tiện lợi

Bước 1: Để thực hiện tắt NFC, đầu tiên bạn hãy chọn Cài đặt > Chọn NFC và Thanh Toán.

Chọn NFC và Thanh Toán

Bước 2: Bạn hãy nhấn nút gạt để tắt tính năng NFC.

Nhấn nút gạt để tắt tính năng NFC

4. Điểm hạn chế của công nghệ NFC

Bên cạnh những ưu điểm mà công nghệ NFC mang lại thì NFC còn có một số hạn chế nhất định như:

  • Với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa chỉ 424 Kbps, NFC chưa đủ nhanh để xử lý các tập tin lớn. 
  • Phạm vi hoạt động của NFC khá ngắn, chỉ trong khoảng 4 - 10 cm, giới hạn khả năng kết nối từ xa. 
  • NFC chỉ hoạt động hiệu quả khi cả hai thiết bị đều hỗ trợ công nghệ này, và người dùng cần cẩn thận để tránh nguy cơ bị đánh cắp thông tin. 
  • Vẫn còn một số dòng điện thoại chưa được tích hợp NFC, gây hạn chế trong việc sử dụng công nghệ này.

Điểm hạn chế của công nghệ NFC

5. FAQ - Những câu hỏi thường gặp về NFC

NFC có trên iPhone không?

NFC có trên iPhone được hiểu định nghĩa cũng tương tự như NFC là gì. Vì NFC trên iPhone cũng là công nghệ giao tiếp tầm ngắn, chỉ có khả năng kết nối trong khoảng cách 10cm đổ lại. NFC hỗ trợ nhiều ứng dụng trong việc thanh toán mà không cần tiếp xúc thông qua dịch vụ Apple Pay.

Bên cạnh đó, NFC có thể sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa hai thiết bị cả Android và iPhone và thậm chí là các thiết bị có hỗ trợ NFC khác.

NFC và Bluetooth có điểm gì khác biệt?

Điểm giống nhau

Cả NFC và Bluetooth đều là những công nghệ kết nối không dây, cho phép người dùng có thể truyền dữ liệu cho nhau trong khoảng cách ngắn.

Phương pháp truyền dữ liệu này đều được đánh giá nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bắt buộc người dùng phải có điện thoại thông minh tích hợp cả hai tính năng NFC và Bluetooth để trao đổi thông tin.

Điềm khác biệt

Tiêu chí NFC Bluetooth
Phạm vi hoạt động Rất ngắn (khoảng 4cm) Trung bình (khoảng 10 - 100 mét)
Tốc độ truyền dữ liệu Tương đối chậm (424 Kbps) Nhanh hơn (Tối đa 3 Mbps cho Bluetooth 2.0 và cao hơn cho các phiển bản mới)
Tiêu thụ năng lượng Rất thấp Cao hơn so với NFC
Thời gian kết nối Ngay lập tức Cần thời gina vài giây để ghép đôi thiết bị
Ứng dụng phổ biến Thanh toán điện tử, chia sẻ dữ liệu nhỏ (như liên hệ, hình ảnh dung lượng nhỏ), mở khóa thiết bị Chia sẻ dữ liệu lớn, nghe nhạc qua tai nghe không dây, kết nối các thiết bị ngoại vi
Bảo mật Tốt hơn do phạm vi rất ngắn Có thể kém hơn nếu không được mã hóa
Khả năng ghép đôi nhiều thiết bị  Hạn chế (chủ yếu 1 - 1) Hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc
Công nghệ cơ bản Sử dụng cảm ứng từ trường Sử dụng sóng radio tần số cao
Tính tương thích  Chỉ hoạt động trên các thiết bị hỗ trọ NFC. Phổ biến rộng rãi trên hầu hết các thiết bị thông minh hiện đại.

Sử dụng công nghệ NFC có hao pin điện thoại không? 

Khi điện thoại của bạn bật tính năng NFC chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng pin. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của công nghệ này không quá lớn. Nếu bạn sử dụng NFC để thanh toán hoặc truyền dữ liệu nhẹ thì không tốn nhiều pin của điện thoại.

Bạn cũng nên lưu ý đến một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hao năng lượng như: tần suất sử dụng, khoảng cách truyền tải, cấu hình của thiết bị. So với các công nghệ Bluetooth và WiFi thì chắc chắn sẽ tiết kiệm pin hơn đáng kể.

Những thiết bị nào có thể sử dụng công nghệ NFC?

Hiện nay, công nghệ NFC đều được tích hợp trên nhiều thiết bị khác nhau như: điện thoại di động, máy tính bảng, một số thiết bị thông minh có tích hợp công nghệ NFC và thiết bị iOT. NFC ngày càng trở nên phổ biến với người dùng hiện nay.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Thành Nhân TNC chia sẻ với bạn về NFC là gì. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hay để lại bình luận để chúng mình được giải đáp nhé!

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: