Danh mục sản phẩm

Cấu hình máy tính là gì? Thế nào là cấu hình máy tính mạnh? Cách chọn mua cấu hình phù hợp với nhu cầu

  • Thứ năm, 29/02/2024, 17:51 GMT+7
  • 3937 lượt xem

Việc lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng là vô cùng cần thiết với người dùng. Điều này người dùng làm việc hiệu quả, nhanh chóng hơn theo thời gian. Cùng Thành Nhân tìm hiểu ngay cấu hình máy tính là gì, thế nào là cấu hình máy tính manh. Gợi ý đến bạn cách chọn mua cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!

 

>>> Xem thêm:

Cấu hình máy tính là gì?

Cấu hình máy tính là tập hợp các thông số kỹ thuật quan trọng của một máy tính, bao gồm các thành phần phần cứng và phần mềm, nhằm mô tả và xác định khả năng và tính năng của máy tính đó. 

Cấu hình máy tính là tiêu chuẩn để đo hiệu suất của máy tính. Hầu hết các cấu hình máy tính được xác định bởi các thông số kỹ thuật cơ bản như: CPU, GPU, bo mạch chủ, RAM, bộ nhớ lưu trữ, hệ thống làm mát, card mạng,.. 

Cấu hình máy tính

Thông số kỹ thuật của cấu hình máy tính cơ bản

Các bộ phận máy tính hoạt động riêng lẻ với nhau khi kết hợp tạo thành một cấu hình máy tính hoàn chỉnh giúp xử lý công việc hiệu quả nhất.

  • Bo mạch chủ: Đây là bo mạch chính được vặn trực tiếp vào vỏ máy tính, chức năng chính là tạo sự kết nối giữa các thành phần để chúng có thể kết nối với nhau hoàn chỉnh hơn.
  • Bộ vi xử lý trung tâm CPU: CPU được coi là bộ não của máy tính, ở cấp độ tính toán, nó giúp xử lý tất cả các dữ liệu. CPU có thể đọc dữ liệu từ RAM và xử lý để máy thực hiện các tác vụ đã được lập trình.
  • Bộ xử lý đồ họa (GPU): Bộ xử lý chuyên dụng được tạo ra để người dùng có thể tăng tốc xử lý đồ họa. Nó có thể hiển nhiều phần dữ liệu giúp chúng trở nên lý tưởng cho việc học, chơi game, chỉnh sửa video.
  • Bộ nhớ lưu dữ liệu tạm thời (RAM): Đây là dạng lưu trữ dữ liệu cho phép thực hiện các thao tác đọc và ghi nhanh chóng hơn. Phần RAM cũng dễ bị mất dữ liệu đặc biệt khi mất điện nó sẽ mất tất cả dữ liệu đã từng lưu dữ trước đó.
  • Thiết bị lưu trữ: Chức năng chính là lưu trữ tất cả dữ liệu dạng ổ cứng (HDD) và ổ cứng thể rắn (SSD) giữ kết quả trung gian và quá trình xử lý của máy. 

Thông số kỹ thuật của cấu hình máy tính cơ bản

Thế nào gọi là cấu hình máy tính mạnh?

Khi cân nhắc chọn mua máy tính bạn nên chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Máy tính có cấu hình càng mạnh thì càng tốt, bạn càng có thể làm được nhiều công việc khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, giá thành của máy tính cấu hình mạnh lại khá cao. Vậy làm thế nào để bạn biết máy tính của bạn có cấu hình mạnh. Chúng ta dựa trên 3 tiêu chí cơ bản đó là: sức mạnh xử lý hiệu suất, sức mạnh đồ họa, tốc độ truy xuất dữ liệu.

Xử lý hiệu suất mạnh mẽ

Đối với những chiếc máy tính có cấu hình mạnh mẽ thường được trang bị chip xử lý đời mới, số nhân cao và khả năng xử lý đồ họa đa luồng mạnh mẽ, cài đặt thông số một cách nhanh chóng.

Khả năng xử lý đồ họa

Những người làm công việc như chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa, dựng phim, vẽ 3DMax,... thường yêu cầu một chiếc máy tính có card đồ họa GPU thông số cao, hình ảnh sắc nét và hiệu năng render nhanh.

Khả năng xử lý đồ họa

Tốc độ truy xuất dữ liệu 

Máy tính có cấu hình cao thì khả năng đọc ghi dữ liệu cực nhanh dựa trên những thông số của bus RAM càng cao thì hiệu suất hoạt động xử lý tạc vụ càng mạnh, truy xuất thông tin nhanh chóng. 

Cách chọn mua cấu hình máy tính phù hợp với nhu cầu

Cấu hình dành cho học sinh, sinh viên

Đối với các bạn học sinh và sinh viên, việc chọn một chiếc laptop hoặc PC phù hợp không chỉ là về giá cả, mà còn là về sự linh hoạt và hiệu suất trong công việc, học tập. Với những nhu cầu cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản và xem video, các sản phẩm có mức giá từ 8 đến 13 triệu đồng đã đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, đối với những ngành học đòi hỏi sử dụng các phần mềm nặng như lập trình, đồ họa, thì việc đầu tư vào máy tính có cấu hình cao hơn với giá khoảng từ 14 triệu đồng là sự lựa chọn thông minh và phù hợp. Điều này giúp đảm bảo bạn có đủ sức mạnh để làm việc mà không gặp trở ngại từ hiệu suất máy tính.

Gợi ý cấu hình:

  • RAM tối thiểu: 4GB DDR3 
  • Ổ cứng tối thiểu: 500GB HDD và 128GB SSD
  • CPU: Tối thiểu Core i5, có tốc độ từ 2.5GHz trở lên
  • Màn hình: Ưu tiên chọn màn hình 15.6 inch trở lên( Nếu sinh viên thiết kế đồ họa thì nên ưu tiên chọn màn hình kích thước lớn).

Cấu hình dành cho học sinh, sinh viên

Cấu hình máy tính dành cho nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng thưởng xử lý các tác vụ, công việc văn phòng cơ bản, nhẹ nhàng như: Word, Excel, Powerpoint,... Vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm laptop hoặc PC có giá thành từ 8 - 10 triệu đồng. Nếu người dùng có nhu cầu thực hiện những tác vụ cao hơn như thiết kế video, chỉnh sửa ảnh cơ bản có thể nâng cấp thêm cấu hình.

Gợi ý cấu hình:

  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: Tối thiểu 500GB HDD và 128GB SSD
  • CPU: Tối thiểu Core i5, tốc độ từ 3.6GHz trở lên
  • Card đồ họa VGA: NVIDIA GeForce GTX 750 2048MB, GDDR5
  • Màn hình: 16.8 inch.

Cấu hình máy tính dành cho nhân viên văn phòng

Cấu hình máy tính chơi game

Để thỏa mãn niềm đam mê trong việc chơi game với đồ họa đỉnh cao và trải nghiệm mượt mà, người dùng cần tính đến việc đầu tư ít nhất từ 18 triệu đồng trở lên, và có thể lên đến hàng chục triệu đồng để sở hữu một chiếc máy tính đáp ứng được mọi yêu cầu của game thủ. Thông thường, các game thủ thích sự ổn định và hiệu suất cao nên thường lựa chọn máy tính để bàn hơn là laptop để tận hưởng trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Gợi ý cấu hình: 

  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: Tối thiểu 500GB HDD và 256GB SSD
  • Chip CPU: Intel Core i5, tốc độ từ 3.2 - 3.6 GHz 
  • Card đồ họa VGA: GTX 1650 4G
  • Màn hình: 18 - 25 inch.

Cấu hình máy tính chơi game

Cấu hình cho nhân viên lập trình

Nhân viên lập trình thường phải xử lý khá nhiều tác vụ phức tạp, đòi hỏi cần phải giải mã nhiều cao. Vì vậy, yêu cầu máy tính cần có bộ nhớ tạm thời và khả năng xử lý nhanh chóng. Các dòng laptop có mức giá từ 16 - 25 triệu đồng là lựa chọn lý tưởng dành cho lập trình viên. Thậm chí, nhân viên lập trình có thể chọn những dòng máy cao hơn.

Gợi ý cấu hình:

  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: Tối thiểu 1TB HDD và 128GB SSD NVMe
  • CPU: Intel Core i5
  • Card đồ họa: Intel UHD Graphics 620
  • Màn hình: 18 inch.

Cấu hình cho nhân viên lập trình

Cấu hình dành cho kiến trúc sư

Kiến trúc sư cần phải xử lý các tác vụ render đồ họa một cách nhanh chóng và hiệu quả, cấu hình tối đa để xử lý các tác vụ cơ bản như: 3DMax hay Sketchup, AutoCad,... Những dòng máy tính có mức giá từ 18 triệu đồng trở lên là lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho kiến trúc sư. Thậm chí họ có thể mua những sản phẩm có cấu hình mạnh mẽ hơn để phục vụ công việc của mình.

Gợi ý cấu hình:

  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: Tối thiểu 250GB SSD, 1TB HDD
  • CPU: Intel Core i7
  • Card đồ họa: VGA GTX 1660 6GB
  • Màn hình: 22 inch.

Cấu hình dành cho kiến trúc sư

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: