Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn các bước tự ráp PC tại nhà dành cho người mới

  • Thứ năm, 24/06/2021, 14:24 GMT+7
  • 484 lượt xem

Bạn mong muốn sở hữu cho riêng mình một dàn PC mang đậm phong cách cá nhân. Vậy giải pháp tối ưu nhất chính là tự lắp ráp PC tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để tự lắp PC. Vì lí do đó nên Thành Nhân chia sẻ bài viết dưới đây nhằm hướng dẫn các bước tự ráp PC tại nhà cơ bản nhất dành cho người mới. 

Tìm hiểu về các thiết bị cần có để lắp ráp PC

CPU: Mọi hoạt động của máy tính đều phải được thông qua bộ xử lý trung tâm chính là CPU. Hai hãng nổi tiếng với những dòng CPU mạnh mẽ, tốc độ xử lý gây choáng ngợp đó chính là Intel và AMD.

Card đồ họa: Card đồ họa là một phần mềm thông dụng dành cho những dân thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh video,...

Hệ thống tản nhiệt: Đây là phần làm mát máy tính. Hiện nay có 3 hệ thống tản nhiệt thông dụng như tản nhiệt khí, tản nhiệt AIO và tản nhiệt Custom. Chi phí của ba hệ thống tản nhiệt này cũng khác nhau.

Bộ nguồn điện: Nguồn điện là nguồn sống của cả hệ thống máy tính để đảm bảo hoạt động trơn tru và ổn định. Bạn nên chọn nguồn điện chất lượng, được cung cấp bởi thương hiệu uy tín để đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự cố nào trong quá trình sử dụng.

Bo mạch chủ: Một điều bạn cần lưu ý khi bạn tự lắp ráp PC tại nhà, bạn cần chọn CPU và bo mạch chủ tương thích với nhau.

RAM: Chức năng của RAM là truy cập vào các phần mềm, tựa game một cách nhanh nhất, hỗ trợ chạy đa tác vụ. DDR3 và DDR4 là hai loại RAM được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Các bước tự ráp PC tại nhà 

Bước 01: Tháo phần khung vỏ máy tính

Bạn dùng tua vít mở các con ốc vít hai bên cạnh của phần vỏ máy tính, sau đó đặt gọn sang một bên để sau khi hoàn thiện xong PC tiếp tục lắp lại. 

Bước 02: Lắp quạt làm mát cho máy tính

Quạt sẽ có hai mặt là mặt trước và mặt sau. Khi lắp bạn cần chú ý đến hướng quạt: 

+Mặt trước của quạt hướng ra bên ngoài.

+Mặt sau sẽ có hai mũi tên nằm ngang chỉ hướng gió lưu thông, mũi tên đứng sẽ chỉ hướng cánh quạt quay.

Lưu ý: Lắp quạt đảm bảo sao cho lượng không khí đi vào nhiều hơn lượng khí đi ra khỏi case để tối ưu khả năng tản nhiệt cho máy tính. Người dùng có thể lắp thêm nhiều quạt ở phía sau và phía trên máy đối với những máy tính hoạt động công suất lớn.

Bước 03: Lắp tấm chắn main và ốc đệm

Tấm chắn main được lắp đặt phía sau case của máy tính. Trên tấm chắn này có các khe để cắm những thiết bị ngoại vi của như USB, bàn phím, dây loa, dây mạng,... Đặt tấm chắn này vào khe hình chữ nhật phía sau vỏ PC.

Lưu ý: Khi lắp đặt thì mặt trong của chắn là mặt của các cổng cắm được bẻ vào bên trong và hướng các cổng Audio sẽ nằm ở dưới.

Sau đó là bắt ốc đệm để đỡ bo mạch chủ. Hãy xem bo mạch chủ có tất cả bao nhiêu vị trí để lắp chính xác và không bỏ quên vị trí nào. Đặt bo mạch chủ lên trên các ốc đệm ở trong case, cẩn thận đặt các cổng kết nối tương ứng với các lỗ cắm ở tấm chắn I/O mà bạn vừa lắp. 

Bước 04: Lắp CPU 

Đây là công đoạn lắp CPU vào bo mạch chủ. Đặt CPU vào bên trong đế socket sao cho khớp hoàn toàn. Lưu ý sẽ có một hình tam giác ở góc trái bên dưới và 2 phần lõm vào ở cạnh của CPU, các điểm này phải trùng với các dấu hiệu ở trên main. Sau cùng bạn đóng nắp CPU lại.

Bước 05: Lắp RAM

Bạn chú ý chọn RAM có phân khúc có sự tương thích với Mainboard. Bên cạnh đó, mỗi loại RAM khác nhau thì sẽ có chân khác nhau vậy nên bạn nên lưu ý khi lắp RAM ấn nhẹ nhàng để tránh làm cong chân. Bạn đặt thẳng RAM với chân cắm rồi ấn 2 đầu xuống, 2 chốt sẽ khép lại và cố định thanh RAM.

Bước 06: Lắp quạt làm mát CPU

Ý nghĩa của việc lắp đặt hệ thống tản nhiệt là để kịp thời làm mát CPU tránh xảy ra tình trạng nóng máy, gián đoạn sự hoạt động của máy.
Đặt cẩn thận tản nhiệt lên sao cho 4 chân khít với 4 lỗ xung quanh CPU, cố định bằng cách đè đối xứng từng cặp chân quạt tản nhiệt. Sau đó, cắm dây tản nhiệt vào 4 chân CPU Fan ở trên main. 

Bước 07: Lắp đặt ổ cứng

Ổ cứng có thiết kế khác nhau nên khay lắp ổ cứng cũng khác nhau. Ví dụ: ổ cứng HDD thì nằm ngang, ổ cứng SSD có khay lắp đặt riêng. Khi lắp ổ cứng này bạn cần lưu ý nên lắp để sao cho thuận tiện cắm dây SATA.

Bước 08: Lắp nguồn

Vị trí lắp nguồn thường là ở phần dưới của máy tính vì trọng lượng khá nặng và nếu lắp đặt không cẩn thận sẽ rất dễ rơi vào main. Thông thường trong case sẽ bố trí sẵn chỗ dành cho nguồn điện vì thế bạn cần cố định nguồn vào đúng vị trí và lắp vít để tạo sự chắc chắn.

Bước 09: Lắp cổng cắm các thiết bị ngoại vi

Khi lắp đặt bạn cần nhẹ nhàng để tránh làm cong chân và chú ý đặt các chân dương âm cùng khớp trên cổng main. Chân cắm âm thanh nằm ở phía dưới bên trái của hầu hết các main. Trên các chân cắm và đầu cắm sẽ có một vị trí khuyết đi, bạn chỉ cần chú ý sao cho 2 chân bị khuyết trùng khớp nhau là có thể cắm vào.
Dây USB bạn nên biết cáp dây loại nào vì dây USB 3.0 sẽ to hơn dây USB 2.0. 

Bước 10: Cắm nguồn điện vào các linh kiện

Nguồn 8 pin và nguồn 24 pin đều có cách lắp tương tự nhau. Trên dây cắm nguồn sẽ có chấu cài vào khấc chân nguồn trên main, cắm các chân cắm vào chân nguồn số chân sao cho ăn khớp nhau là được.

Bước 11: Lắp card đồ họa

Lấy card đồ họa và đặt thử nó vào vị trí các khe cắm PCle trên main, phần chân tiếp xúc của GPU cũng có phần lõm tương ứng với gờ nổi ở khe cắm PCle. Ấn nhẹ nhàng để ổn định vị trí của card đồ họa, sau đó dùng ốc vít cố định lại là xong.

Bước 12: Vào BIOS hệ thống

Đến bước này PC của bạn đã hoàn thiện được 90%, 10% còn lại là bạn chỉ cần lắp vỏ máy tính. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra lại một lần thật kỹ để đảm bảo nó hoạt động. Một số điều bạn cần kiểm tra:

+Kiểm tra các thiết bị giắc cắm đã được lắp đặt đúng vị trí và được cố định chặt chẽ.

+Kết nối với màn hình máy tính, cắm nguồn điện vào, kết nối các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột...

+Kiểm tra chi tiết sự hoạt động của các linh kiện. 

Nếu mọi thứ đã hoạt động bình thường bạn hãy kích hoạt chế độ xung ép để làm tăng tốc độ RAM. Nhấn F10 để lưu và thoát các cài đặt vừa mới thực hiện.

Bước 13: Hoàn thiện

Đây đã là bước cuối cùng, bạn lắp tất cả vào case sau đó dùng dây cắm nhựa bó các dây lại với nhau để gọn gàng và đẹp mắt. Tiếp đó bạn cài đặt hệ điều hành tương ứng là bạn đã có thể sử dụng PC.

Qua bài viết tham khảo trên, Thành Nhân hi vọng bạn có thể tự lắp ráp PC tại nhà để giúp mình nhanh chóng có được một dàn PC thật sự ưng ý nhé.

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: