Danh mục sản phẩm

Chọn Laptop Phù Hợp: Các Thông Số Kỹ Thuật Bạn Cần Quan Tâm Khi Mua

  • Thứ bảy, 30/12/2023, 09:28 GMT+7
  • 1508 lượt xem

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc lựa chọn một chiếc laptop phù hợp rất quan trọng để đảm bảo được việc đáp ứng nhu cầu làm việc và giải trí của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và các thông số cấu hình quan trọng để giúp bạn đưa ra quyết định thông minh về việc mua laptop.

Thông tin cở bản Laptop Dell Inspiron 15 3530 71014840  Thông số ví dụ của Laptop Dell Inspiron 15 3530

Ví dụ thông tin cấu hình cơ bản (phải) và chi tiết (trái) của chiếc laptop Laptop Dell Inspiron 15 3530 71014840

 

Sau đây là Các Thông Số Kỹ Thuật / Thông Tin Cấu Hình Quan trọng của Laptop: 

1. CPU - Bộ Xử Lý Trung Tâm

CPU, viết tắc cho "Central Processing Unit", là đơn vị xử lý trung tâm của máy Laptop. CPU chịu trách thực hiện cách phép toán và tác vụ chạy trên laptop. Tương tự như não bộ trong cơ thể con người, CPU (Central Processing Unit) đóng vai trò như "não bộ" của máy tính. Nó chịu trách nhiệm thực thi các hướng dẫn và xử lý dữ liệu, điều phối và quản lý các nhiệm vụ khác nhau mà máy tính thực hiện. Dưới đây là những thông số quan trọng về CPU:

Dòng và Thế Hệ CPU: Những dòng và thế hệ mới thường cung cấp hiệu suất cao hơn (do sự cải thiện của kiến trúc CPU và các thông số dưới như lỗi, luồng, tần số xung nhịp)  và tiêu thụ năng lượng ít hơn. Số model của chip thường mang theo thông tin về dòng và thế hệ CPU. Ví dụ, chip có số model i7-8700K là thế hệ 8 (8th generation), dòng CPU Intel Core i7.

Tần số (Clock Speed): Tần số xung nhịp của CPU đại diện cho số lần CPU xử lý các chu kỳ xử lý dữ liệu trong một giây và thường được biểu hiện với đơn vì GHz (Gigahertz). Ví dụ với model "Intel Core i5-1135G7 2.4Ghz up to 4.2Ghz, 8MB", CPU này bắt đầu hoạt động (tần số cơ bản/base) là 2.4Ghz. Khi cần xử lý công việc nặng, CPU có thể tăng tần số (tần số tối đa/maximum) lên đến 4.2Ghz.

Bộ Nhớ Đệm (Cache): CPU thường có một lượng nhớ đệm nhanh để lưu trữ tạm thời dữ liệu (đo lường mới đơn vị MB) và hướng dẫn từ bộ nhớ chính (RAM), giúp tăng tốc quá trình xử lý. Ví dụ với model  "Intel Core i5-1135G7 2.4Ghz up to 4.2Ghz, 8MB", CPU sở hữu 8MB dung lượng bộ nhớ đệm.

Số Lỗi (cores) và Luồng (threads):  CPU có nhiều lõi và luồng sẽ có khả năng xử lý nhiều công việc cùng mà không làm giảm hiệu suất hệ thống. Các ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên như phần mềm chỉnh sửa video, đồ họa, và chơi game sẽ được tận dụng tốt hơn trên CPU với số lõi và luồng nhiều, vì khả năng xử lý dữ liệu sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

 

2. RAM - Bộ Nhớ

RAM, viết tắc cho "Random Access Memory",  là một thành phần quan trọng trong máy tính, được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời và cung cấp khả năng truy cập đế các thông tin cần thiết cho các ứng dụng và hệ điều hành. RAM hoạt động như "bàn làm việc tạm thời" của máy tính. Khi bạn mở ứng dụng (như văn bản trên Microsoft Word), dữ liệu cần thiết sẽ được chuyển từ ổ cứng (SSD/HDD) sang RAM để được truy cập nhanh chóng, giúp cho công tác cập nhật thông tin  và xử lý dữ liệu mượt mà và hiệu quả.

Dưới đây là một số thông số quan trọng của RAM:

Dung lượng (Capacity):  Dung lượng RAM, đo bằng đơn vị gigabyte(GB) hoặc terabyte (TB), là lượng dữ liệu mà RAM có thể lưu trữ tạm thời. Dung lượng lớn giúp Laptop của bạn xử lý được các tác vụ nặng nề và đa nhiệm hiệu quả hơn. Ví dụ: 8GB RAM thích hợp cho công việc hàng ngày, trong khi 16GB hoặc hơn là lựa chọn tốt khi cần làm việc đa nhiệm và những tác vụ nặng nề như xử lý đồ họa.

Tóc Độ (Speed): Tốc độ RAM, đo bằng megahertze (MHz) hoặc gigahertz (GHz), thể hiện khả năng truy xuất và truyền tãi dữ liệu. Tốc độ RAM cao hơn giúp tăng cường hiệu suất xử lý dữ liệu. Tuy nhiên bạn cần chú ý rằng tốc độ RAM cần phải tương thích với tốc độ hỗ trợ của bo mạch chủ. Ví dụ: RAM 2400MHz, RAM 3200MHz.

Loại RAM (Type): RAM có nhiều thế hệ  loại, ví dụ như DDR2, DDR3, DDR4, DDR5. Đây là các tiêu chuẩn quy định mà RAM lưu trữ và truyền dữ liệu. Lựa chọn RAM thích hợp phụ thuộc vào độ tương thích với bo mạch chủ (mainboard). Có nhiều loại RAM, trong đó DDR4 và DDR5 là hiện đại và phổ biến nhất với hiệu suất cao và tiêu thụ ít năng lượng. DDR3 lỗi thời và ít được sử dụng do dung lượng thấp và hiệu suất kém.

Khả năng nâng cấp RAM trên Laptop: Việc có khả năng nâng cấp RAM giúp máy tính của bạn duy trì hiệu suất cao và thích ứng với các yêu cầu công việc ngày càng tăng. Không phải tất cả các laptop đều cho phép người dùng nâng cấp RAM, vì vậy, bạn cần xem xét điều này trước khi mua. Một số laptop có RAM tích hợp và không thể nâng cấp, trong khi các model khác có khe cắm RAM mở rộng, cho phép bạn nâng cấp dung lượng theo nhu cầu tương lai. 

 

3. HDD/SSD - Lưu Trữ

Khi chọn lựa "lưu trữ" cho laptop, bạn cần xem xét giữa giữa HDD (ổ đĩa cứng) và SSD (ổ đĩa cứng thể rắn). 

Dung lượng và giá cả: Dung lượng, đo bằng GB/TB, quyết định tổng lượng thông tin và dữ liệu bạn có thể lưu trên Laptop. HDD thường có dung lượng lớn hơn so với SSD, cho nên phù hợp với những người dùng có ngân sách hạn chế hoặc cần rất nhiều không gian lưu trữ. SSD cấp trung thường có dung lượng từ 500GB đến 1TB, trong khi HDD cấp trung thường có dung lượng từ 2TB đến 4TB.

Hiệu Suất và Tốc Độ: SSD nhanh hơn HDD về tốc độ truy cập dữ liệu và đáp ứng, khởi động, làm tăng thời gian load và và xử lý ứng dụng, đặc biệt là trong các tác vụ đọc/ghi ngẫu nhiên như khi chơi game. SSD hỗ trợ kết nối qua giao diện PCIe và với giao thức NVMe để giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu so với các giao diện/giao thức truyền thống như SATA (được sử dụng bởi HDD).

Độ Bên Bỉ và Tiêu Thụ Năng Lượng: HDD có bộ phận cơ cấu chuyển dộng, làm tăng khả năng hỏng hóc. Dữ liệu lưu trữ trên Laptop sử dụng HDD có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm, rung động và trường hợp rơi rớt. SSD thì không có bộ phận chuyển động, làm tăng độ bền và khả năng chịu va đập.

Kích thước và trọng lượng:

SSD nhỏ gọn và nhẹ, làm tăng tính di động cho laptop, trong khi HDD thường lớn và nặng hơn, không phù hợp cho các laptop siêu mỏng và nhẹ.

 

4. GPU/VGA - Card Đồ Họa 

Card Đồ Họa (GPU) là một thành phần quan trọng trong laptop chịu trách nhiệm xử lý và hiển thị hình ảnh, video và đồ họa trên màn hình. GPU cao cấp như các thiết bị NVIDIA GeForce RTX 30, 40 series là sự lựa chọn lý tưởng cho những tác vụ nặng như chơi game, chỉnh sửa video và render 3D.

Bộ Nhớ Video (vRAM) - Đây là bộ nhớ đặc biết dành cho GPU, nó quyết định khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu đồ họa phức tạp như FPS gaming. GPU tầm trung dến GPU tầm cao cấp, lượng vRAM có thể nằm trong khoảng từ 6GB đến 12GB hoặc thậm chí cao hơn.

Loại Bộ Nhớ GPU - Giống như RAM, đây là các tiêu chuẩn quy định  lưu trữ và truyền dữ liệu. GDDR4 trở lên là những loại bộ nhớ GPU phổ biến và mạnh mẽ. Loại bộ nhớ HBM được sử dụng trong một số laptop chuyên gia và chuyên nghiệp, cung cấp băng thông cao hơn so với GDDR.

Hiệu Suất (Performance) - Bạn nên xem xét cấu hình và điểm hiệu suất (benchmark scores, và so sánh với những mẫu khác) của GPU đề đánh giá khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là cho những ứng dụng đòi hỏi nhiều đồ họa như trò chơi và những công việc đồ họa chuyên nghiệp. Số lượng CUDA Cores (NVIDIA) hoặc Stream Processors (AMD) tương ứng với khả năng xử lý đồ họa.

Hỗ trợ công nghệ đặc biệt - Các công nghệ như Ray Tracing (NVIDIA) hoặc FidelityFX Super Resolution (AMD) có thể cung cấp trải nghiệm đồ họa cao cấp hơn cho các trò chơi hoặc ứng dụng hỗ trợ. 

 

5. Hệ Điều Hành

Lựa chọn hệ điều hành phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên cá nhân của người sử dụng, cũng như tích hợp với các thiết bị và dịch vụ mà họ đã sử dụng.

Hệ Điều Hành Ưu Điểm Nhược Điểm
Windows

Giao Diện Người Dùng Đa Dạng: Windows cung cấp nhiều giao diện người dùng, từ Windows 10 với giao diện hiện đại đến các phiên bản trước với giao diện quen thuộc.

Tích Hợp Mạnh Mẽ: Kết hợp tốt với nhiều ứng dụng và dịch vụ, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp.

Đa Dạng và Phổ Biến: Hệ điều hành Windows rất phổ biến và hỗ trợ nhiều loại phần cứng và ứng dụng.Nhược Điểm:

Bảo Mật Cần Cải Thiện: Windows thường là mục tiêu của phần mềm độc hại, đòi hỏi quản lý bảo mật cẩn thận.

Yêu Cầu Phần Cứng Cao: Một số phiên bản và tính năng yêu cầu cấu hình phần cứng cao.

macOS (Chỉ cho MacBook)

Giao Diện Mượt Mà: macOS nổi tiếng với giao diện đẹp và trải nghiệm mượt mà trên các sản phẩm Apple.

Tích Hợp Tốt với Sản Phẩm Apple Khác: Tích hợp tốt với các sản phẩm khác của Apple như iPhone và iPad.

Bảo Mật Cao: macOS thường có mức độ bảo mật cao hơn so với một số hệ điều hành khác.

Hạn Chế cho Gaming: Không chơi game hiệu quả như một số hệ điều hành khác.

Hạn Chế Đối với Phần Cứng Không Phải Apple: macOS chủ yếu chỉ hoạt động tốt trên các sản phẩm của Apple.

Linux

Miễn Phí và Mã Nguồn Mở: Linux là một hệ điều hành miễn phí và có mã nguồn mở, cho phép tùy chỉnh và sửa đổi theo ý muốn.

Linh Hoạt và Tùy Chỉnh Cao: Cho phép người dùng tùy chỉnh môi trường làm việc của họ theo cách họ muốn.

Tương Thích Với Phần Cứng Đa Dạng: Hỗ trợ nhiều loại phần cứng và kiến trúc.

Phụ Thuộc Nhiều Vào Kết Nối Internet: Yêu cầu kết nối internet cho nhiều tính năng cơ bản.

Hạn Chế Ứng Dụng Offline: Một số ứng dụng có thể yêu cầu kết nối internet để hoạt động đầy đủ.

 

6. Màn Hình

Kích thước màn hình

Kích thước màn hình, đo bằng inch/in, đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm sử dụng laptop. Laptop có màn hình lớn hơn thường mang lại không gian làm việc rộng rãi hơn, phù hợp cho công việc đồ họa hoặc xem phim. Ngược lại, màn hình nhỏ gọn là lựa chọn tốt nếu bạn cần di chuyển nhiều hoặc muốn máy nhẹ.

Độ Phân Giải 

Độ phân giải màn hình quyết định độ chi tiết của hình ảnh hiển thị. Màn hình với độ phân giải cao mang lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng. Điều này quan trọng khi bạn làm việc với nhiều số liệu, xem video chất lượng cao, hoặc chỉ đơn giản là muốn trải nghiệm hình ảnh đẹp mắt. Độ phân giải thông thường được đo bằng số lượng điểm ảnh theo chiều dọc và chiều ngang, ví dụ: 1920 x 1080 (Full HD) hoặc 2560 x 1440.

Tần số quét

Tần số quét liên quan đến số lần màn hình cập nhật hình ảnh trong một giây. Một tần số quét cao hơn có thể tạo ra hình ảnh mượt mà hơn, đặc biệt quan trọng khi sử dụng laptop để chơi game hoặc xem video động. Thông thường, tần số quét được đo bằng hertz (Hz), và màn hình 60Hz là mức chấp nhận được, trong khi màn hình 120Hz hoặc cao hơn thì thích hợp cho nhu cầu giải trí cao cấp.

 

7. Pin Laptop

Thời lượng - Một trong những yếu tố quan trọng nhất là thời lượng pin, đo lường bằng giờ (h) hoạt động. Lựa chọn laptop có thời lượng pin dài giúp bạn thoải mái sử dụng không cần kết nối nguồn điện.

Công Nghệ pin và trọng lượng - Các loại pin phổ biến bao gồm pin Li-ion và pin Li-Polymer. Pin Li-Polymer thường nhẹ hơn và có thể thiết kế mỏng hơn, trong khi pin Li-ion thường có thể cung cấp một lượng năng lượng lớn hơn. Laptop nhẹ thường có thể tích hợp pin nhỏ và nhẹ, mang lại trải nghiệm di động tốt hơn.

Công Nghệ Sạc Nhanh và Tiết Kiệm Năng Lượng - Công nghệ sạc nhanh giúp bạn nhanh chóng nạp đầy pin trong thời gian ngắn. Các tính năng tiết kiệm năng lượng tự động, như quản lý nền ứng dụng không cần thiết và tự động giảm anh sáng màn hình, cũng giúp kéo dài thời lượng pin. Tuy nhiên, hiệu suất tổng thể của laptop ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng. Các CPU và GPU tiết kiệm năng lượng thường giúp kéo dài thời lượng pin.

 

Hãy Xác Định Mục Tiêu/Nhu Cầu Của Bạn

Hãy bắt đầu với việc xác định nhu cầu cụ thể của bạn.

1. Laptop Cho Sinh Viên:

Nếu bạn là sinh viên, bạn sẽ cần đến một chiếc laptop di động, với thời lượng pin lâu để dễ dàng mang theo sử dụng trong các buổi học và thời gian tự do. Bạn sẽ cần đến CPU (Bộ Xử Lý) có hiệu xuất để xử lý được các nhiệm vụ và ứng dụng học tập nhanh chóng. Dung lượng RAM đủ để chạy ứng dụng mượt mà và hỗ trợ làm việc đa nhiệm sẽ là lựa chọn lý tưởng.

2. Laptop Cho Doanh Nhân:

Đối với doanh nhân, sự ổn định và hiệu suất là quan trọng. Một laptop nhẹ, có thiết kế sang trọng và thời lượng pin dài có thể làm tăng tính di động trong công việc hàng ngày. CPU mạnh mẽ, dung lượng lưu trữ SSD nhanh chóng và tính năng bảo mật cao cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét.

3. Laptop Cho Văn Phòng:

Với nhu cầu văn phòng, một chiếc laptop có bàn phím thoải mái, màn hình lớn, và hiệu suất đủ để xử lý các tác vụ văn phòng hàng ngày là quan trọng. Thời lượng pin lâu và trọng lượng nhẹ có thể làm tăng tính di động khi di chuyển giữa các cuộc họp và văn phòng.

4. Laptop Gaming:

Cho những người yêu thích game, một laptop chuyên dụng cho gaming là cần thiết. Điều này bao gồm CPU và GPU mạnh mẽ để xử lý đồ họa cao cấp, màn hình có tần số quét cao và độ phân giải để trải nghiệm game mượt mà và chất lượng.

5. Laptop Sáng Tạo Nội Dung / Âm Nhạc:

Người làm sáng tạo nội dung hoặc âm nhạc cần một laptop có cấu hình cao, đủ sức mạnh xử lý đồ họa và âm thanh. Màn hình có độ phân giải cao và độ chính xác màu sắc, cũng như khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi sáng tạo, là quan trọng.

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và so sánh các tính năng để đảm bảo rằng chiếc laptop bạn chọn đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của bạn.

>> Hãy tham khảo thêm những bài kiến thức để nhận thêm những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin qua trang Tin Tức, và

>> Khám phá những sản phẩm máy tính laptop đang có bán tại Thành Nhân - TNC phục vụ cho nhu cầu của bạn.

 

Dữ liệu cập nhật đến ngày :27-07-2024
Laptop Lenovo V15 G4 IRU 83A10006VN (i5 1335U/ Ram 16GB/ SSD 512GB/ 2Y/ Xám)
13,290,000 đ

OS: No Os
CPU: Intel Core i5-1335U P-core 1.3Ghz 
RAM: 16GB
Ổ cứng: 512GB SSD M.2 2242 PCIe 4.0x4 NVMe
VGA: Intel Iris Xe Graphics
Màn hình: 15.6 inch FHD

Laptop Dell Inspiron 15 3530 P16WD (i7 1355U/ Ram 16GB/ SSD 1TB/ Windows 11/ Office/ 1Y/ Bạc)
20,890,000 đ

OS: Windows 11 Home
CPU: Intel Core i7-1355U
RAM: 16GB
Ổ cứng: 1TB SSD
VGA: Intel Iris Xe Graphics
Màn hình: 15.6 FHD

Laptop Dell Inspiron 15 3530 N3530I716W1 (i7 1355U/ Ram 16GB/ SSD 512GB/ MX550 2GB/ Windows 11/ Office/ Bạc)
22,190,000 đ

OS: Windows 11
CPU: Intel Core i7 1355U
RAM: 16GB DDR4
Ổ cứng: 512GB SSD
VGA: GeForce MX550 
Màn hình: 15.6 FHD

Laptop Asus Vivobook 15 Oled A1505VA-MA492W (i7 13700H/ Ram 16GB/ SSD 512GB/ Windows 11/ 2Y/ Bạc)
20,490,000 đ

OS: Windows 11 Home
CPU: Intel Core i7-13700H
RAM: 16GB (2x8GB)
Ổ cứng: 512GB SSD M.2 NVMe
VGA: Intel Iris Xe Graphics
Màn hình: 15.6 inch 2.8K

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN (i3 1315U/ Ram 8GB/ SSD 512GB/ Windows 11/ 2Y/ Xám)
10,790,000 đ

OS: Windows 11 Home Single
CPU: Intel Core i3-1315U
RAM: 8GB DDR4 3200Mhz
Ổ cứng: 512GB SSD M.2 2242
VGA: Intel UHD Graphics
Màn hình: 14inch FHD

Laptop Dell Vostro 3430 71011900 (i5 1335U/ Ram 8GB/ SSD 512GB/ Windows 11/ Office)
16,290,000 đ

OS: Windows 11
CPU: Intel Core i5-1335U
RAM: 8GB DDR4 
Ổ cứng: 512GB SSD
VGA: Intel Iris Xe Graphics
Màn hình: 14.0 FHD

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BGVN (i5 13420H/ Ram 16GB/ SSD 512GB/ 2Y/ Xám)
13,290,000 đ

OS: No Os
CPU: Intel Core i5-13420H 
RAM: 16GB DDR4 3200Mhz
Ổ cứng: 512GB SSD M.2
VGA: Intel UHD Graphics
Màn hình: 14 inch FHD

Laptop MSI GF63 12UC-887VN (i7 12650H/ Ram 8GB/ SSD 512GB/ RTX3050 4GB/ Windows 11/ Đen)
17,990,000 đ

OS: Windows 11 Home
CPU: Intel Core i7-12650H up to 4,70GHz
RAM: 8GB DDR4 3200Mhz
Ổ cứng: 512GB SSD M.2 PCIe NVMe
VGA: Nvidia GeForce RTX 3050 4GB
Màn hình: 15.6 FHD (1920x1080)

Laptop HP 240 G10 9H2D8PT (i3 1315U/ Ram 8GB/ SSD 256GB/ Windows 11/ 1Y/ Bạc)
12,290,000 đ

OS: Windows 10 Home
CPU: Intel Core i3-1315U
RAM: 8GB DDR4 3200Mhz
Ổ cứng: 256GB SSD
VGA: Intel UHD Graphics
Màn hình: 14 inch FHD 

Lapop MSI Thin GF63 12VE 454VN (i5 12450H/ Ram 16GB/ SSD 512GB/ RTX4050 6GB/ Windows 11/ 1Y/ Đen)
21,990,000 đ

OS: Windows 11
CPU: Intel Core i5-12450H
RAM: 16GB DDR4
Ổ cứng: 512Gb SSD
VGA: RTX 4050 6GB
Màn hình: 15.6 inch FHD

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này:
CHI TUYET ANH
Thông tin rất hữu ích,đa dạng Mình sẽ tham khảo thêm, Thanks
Thành Nhân-TNC
Xin cảm ơn Quý khách, mong thời gian tới quý khách ghé lại ủng hộ Thành Nhân. Hotline 19006078. Trân trọng