Danh mục sản phẩm

Máy tính để bàn gaming và máy tính đồ họa giống và khác nhau ở điểm nào?

  • Thứ năm, 13/10/2022, 15:33 GMT+7
  • 184 lượt xem

So với những chiếc máy tính để bàn thông thường thì những chiếc máy tính để bàn gaming hay đồ họa thường sở hữu cấu hình cao hơn. Tuy nhiên, hai dòng này lại phục vụ cho 2 nhu cầu khác nhau, vì vậy sẽ có những điểm khác nhau về cấu trúc, mainboard, CPU, Ram. Hãy cùng Thành Nhân tìm hiểu về điểm giống và khác nhau giữa máy tính để bàn gaming và máy tính để bàn đồ họa qua bài viết dưới đây nhé!!!

1. Nhu cầu sử dụng

Máy tính để bàn gaming: là loại máy tính chuyên dùng chơi game, được streamer và game thủ rất ưa chuộng. Cấu hình của loại máy tính này sẽ cao hơn máy tính văn phòng thông thường, sở hữu thiết kế chuyên biệt đáp ứng cho việc cày game. Các tựa game hiện ngày càng có chất lượng cao hơn, vì thế máy tính để bàn gaming cũng phát triển song song nhằm đáp ứng cho việc chơi game một cách mượt mà.

Máy tính để bàn đồ họa: là loại máy tính chuyên dùng cho việc xử lí các tác vụ đồ họa, có cấu hình nhằm xử lý các công việc chuyên môn như kỹ thuật, phim ảnh, video hay âm thanh. Đặc điểm thường thấy nhất ở những chiếc máy tính để bàn này chính là có CPU mạnh mẽ cùng card đồ họa khủng so với máy tính thông thường.

2. Điểm giống và khác nhau giữa máy tính để bàn gaming và máy tính đồ họa

Về CPU:

-Máy tính để bàn gaming thường cần nhiều nhân/luồng nhằm xử lí các tác vụ trong game. Hiện nay, một chiếc máy tính chuyên dùng chơi game thường chỉ tích hợp với một CPU cới 4 nhân là đủ, tuy nhiên tốt nhất là bạn nên trang bị một CPU với 10 nhân/20 luồng để có thể đáp ứng hầu hết các tựa game.

Trong khi đó, một máy tính để bàn đồ họa đòi hỏi nhiều nhân/luồng để có thể xử lí đa nhiệm nhiều tác vụ và quản lý nhiều user đồng thời. Do đó, một CPU hoàn hảo cho máy tính đẻ bàn đồ họa cần khoảng 64 nhân/128 luồng.

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ xử lí xung nhịp thì 2 loại máy tính này hoàn toàn trái ngược nhau so với nhân/luồng của chúng. Máy tính để bàn đồ họa thì đạt tốc độ xử lí xung nhịp boost tối đa vào khoảng 4.3 GHz, trong khi đó của máy tính để bàn gaming lên đến 5.3 GHz.

Về mainboard:

Do có sự khác trong các linh kiện của hai loại máy tính, vì thế mà mainboard của 2 dòng máy tính này cũng không giống nhau. Mainboard của máy tính để bàn đồ họa sẽ lớn hơn dòng gaming, bên cạnh đó thiết kế cũng kỳ công hơn.

Về Ram:

Máy tính để bàn đồ họa sẽ yêu cầu dung lượng Ram cao hơn so với máy tính để bàn gaming. Các máy tính để bàn gaming hiện nay thường có dung lượng Ram 8GB hay 16GB, trong khi đó máy tính để bàn đồ họa có Ram từ 16GB trở lên. Đối với những dòng máy cao cấp thì có thể lên tới 128GB.

Ngoài ra, những dòng máy tính để bàn đồ họa thường phải sử dụng thêm môt loại Ram khác dùng để chặn lỗi liệu, hay còn được gọi là ECC. Tuy nhiên, nó sẽ không cần thiết với máy tính để bàn gaming và nó khá đặt so với những loại Ram thông thường.

Về card đồ họa:

Card đồ họa hay còn gọi là GPU, đây là loại linh kiện điển hình tạo ra sự khác biệt giữa 2 dòng máy tính để bàn này và cũng như các loại máy tính để bàn khác. GPU hỗ trợ xử lý đồ họa và những tính toán đặc thù liên quan tới thiết kế. Và hiển nhiên, nó sẽ được tinh chỉnh nhằm tương thích với những phần mềm thiết kế chuyên dụng hiện nay.

Với máy tính để bàn gaming thì sẽ không đòi hỏi nhiều hơn một chiếc card đồ họa rời. Linh kiện sẽ được tinh chỉnh để tương thích với các tựa game chứ không chú trọng vào các phần mềm thiết kế chuyên dụng.

Kết luận

Giống nhau: Cả 2 dóng máy tính để bạn đều có cấu hính cao hơn các laoij máy tính văn phòng thông thường.

Khác nhau:

- Máy tính để bàn đồ họa yêu cầu số nhân/luồng nhiều nhưng đạt tốc độ xử lí xung nhịp thấp hơn so với máy tính để bàn gaming.

- Máy tính để bàn đồ họa yêu cầu dung lượng Ram và GPU cao tốt hơn, maiboard lớn hơn so với máy tính để bàn gaming.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: